Để vẽ được những tác phẩm lên tường, chàng “họa sĩ” phải làm việc cật lực từ sáng đến tối, tác nghiệp trên dàn giáo, trong không gian ẩm thấp, nóng bức,… Đêm về cơ thể nhức mỏi như có ngàn tảng đá đè lên người.
Giọng khan đặc như người sắp mất tiếng, Tài Văn (tên thật Châu Văn Tài, TP.HCM) vừa nói, tay vừa xếp những lọ màu vẽ vào túi: ‘Mình bị cảm mấy hôm nay, vì khách yêu cầu phải xong sản phẩm để chuẩn bị cho ngày khai trương nên mình cố làm cho xong. Vào đứng vẽ là quên hết mệt mỏi thôi à…’.
Tài Văn theo nghề decor (vẽ trang trí nội thất) được 6 năm. Tuy nhiên, đây không phải là nguồn thu chính của anh. Trong 10 năm làm nghề tóc, Tài Văn nhận vẽ trang trí cho các quán café, trường học, quán trà sữa, biệt thự,… Tùy kích thước, số lượng mà giá tiền giao động từ vài triệu đến vài chục triệu. Hiện tại, anh đã tạm ngưng nghề tóc để đầu tư hoàn toàn thời gian cho việc vẽ trang trí.
Vẽ 5 mối, ‘dắt túi’ hơn 10 triệu đồng
Tài Văn quê ở Đồng Nai, từ bé anh chàng này đã thể hiện năng khiếu với bộ môn mỹ thuật. Vẽ báo tường, thiết kế trang phục ngoại khóa, trang trí áo thun đồng phục… Tài Văn đều được bạn bè và thầy cô ‘chọn mặt gửi vàng’.
Tốt nghiệp 12, Tài Văn thi vào trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Tuy nhiên, khi nhà trường yêu cầu vẽ một tác phẩm tranh dầu thì anh chàng không đáp ứng được. Về quê, Tài Văn theo học nghề tóc và nhận vẽ trang trí áo thun.
- Cận cảnh hố tử thần khổng lồ sâu như toà nhà 6 tầng tại New Zealand.
- “Cung điện bị đắm” rộng lớn đầy mê hoặc tại Thổ Nhĩ Kì
- “Quàng thượng” gây xôn xao trên thảm đỏ ra mắt Avengers: Cuộc chiến vô cực
‘Mình vẽ những họa tiết trẻ trung, dễ thương hoặc vẽ theo yêu cầu của khách lên áo thun. Mỗi ngày cũng được 10 sản phẩm, mỗi áo như thế được 15 đến 20 ngàn. Hàng về vẽ không kịp. Thu nhập còn nhiều hơn nghề chính là thợ tóc lúc đó’ – Tài Văn chia sẻ.
Năm 2010, Tài Văn lên Sài Gòn học chuyên sâu nghề tóc. Năm 2012, vào dịp Tết Nguyên đán, khi các cửa tiệm đều trang trí hoa mai lên cửa kính, Tài Văn cũng trổ tài vẽ tranh cho tiệm của mình. Khi chụp hình và chia sẻ lên facebook, anh chàng nhận được rất nhiều lời khen. Bạn của Tài Văn khi đó còn mời anh về vẽ trang trí cho công ty của họ.
‘Tiền công vẽ cho bạn là 600 ngàn. Sau đó mình được giới thiệu một vài mối ở quê. Tối làm xong ở tiệm tóc thì chạy xe từ Sài Gòn về Biên Hòa để vẽ, khoảng 8h30 đến 11, 12 giờ đêm, sau đó vòng ngược lên lại Sài Gòn. Sáng sớm hôm sau đi làm tóc’ – Tài Văn kể.
Trong tháng đầu tiên, anh nhận được liền 5 đơn hàng, trong đó có shop quần áo, quán ăn gia đình,… Diện tích vẽ lúc đó khoảng từ 3 đến 4m chiều dài, cao khoảng 2m. Tổng thu nhập tháng đầu tiên từ nghề trang trí nội thất đã hơn 10 triệu đồng.
Một vốn bốn lời
Ngẫm thấy nghề vẽ vừa đúng năng khiếu, lại vừa có tiền, Tài Văn cân đối thời gian để nhận thêm các đơn hàng khác của khách. Ban ngày làm nghề tóc, ban đêm nhận vẽ đến 12h. Các sản phẩm đều được anh chàng và khách chốt ý tưởng, giá cả và thời gian hoàn thiện trước đó khoảng 2-3 ngày.
Thời gian đầu, Tài Văn sử dụng loại sơn vẽ trên áo thun. Chất liệu tuy rẻ, lên màu khá đẹp nhưng khiến khách hàng gặp khó khăn khi muốn tẩy xóa để trang trí hình mới. Anh chàng bắt đầu tìm tòi, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người trong ngành để chọn mua loại sơn phù hợp với bề mặt kính, tường, tường gồ ghề,… cũng như thuận tiện hơn cho khách hàng trong quá trình lau chùi về sau.
- Bịa chuyện bắt cóc vì đánh đập con nhỏ bằng dây thắt lưng đến chết
- Apple xác nhận iPhone 7/7+ có thể bị hỏng mic thoại khi nâng cấp lên iOS 11.3
Chỉ tay vào những lọ sơn đặt ngổn ngang trên nền nhà, Tài Văn chia sẻ: ‘Mỗi hộp sơn như thế này có giá 50 ngàn đồng, trước khi vẽ, mình pha loãng sơn với nước. Tùy tháng đó nhận vẽ tranh lớn hay nhỏ mà các hộp màu sẽ hết nhanh hay chậm. Thông thường mỗi tháng mình chỉ đầu tư một lần mua nguyên liệu. Mỗi lần khoảng 500 ngàn. Nếu có phát sinh thì chi phí này có thể tăng gấp đôi’.
Tài Văn thừa nhận rằng, tiền vốn đầu tư cho nghề vẽ trang trí không nhiều, thậm chí chỉ bằng 1/10 so với số tiền kiếm được mỗi tháng. Đổi lại, người vẽ phải ‘bán’ chất xám và công sức cho mỗi tác phẩm của mình.
Đơn hàng thấp nhất khoảng 2 đến 3 triệu đồng, vẽ trên diện tích khoảng 4m chiều ngang. Đơn hàng nhiều tiền nhất của Tài Văn hiện tại là 21 triệu đồng, vẽ trang trí nhiều bức tường lớn tại một trường học.
Ngồi hàng giờ liền trên dàn giáo cho kịp tiến độ
6 năm gắn bó với nghề vẽ trang trí nội thật, Tài Văn đã từng kinh qua các bề mặt như kính, tường phẳng, tường gồ ghề, gỗ, lốp xe,… thuộc các công trình như trường học, quán café, quán trà sữa, biệt thự,…
Các bước cơ bản cho một tác phẩm vẽ trên tường là phác thảo bằng phấn, vẽ màu và cuối cùng là chỉnh sửa nếu khách hàng yêu cầu. Khách không phải trả bất kỳ chi phí phát sinh nào. ‘Khách nào nhờ mình sửa 2-3 lần thường gửi thêm tiền xăng xe đi lại, vì họ thấy phiền, còn không thì mình cũng không đòi hỏi, miễn sao khách hài lòng là được’ – Tài Văn nói thêm.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ của Tài Văn là lần vẽ trang trí cho một studio có chiều ngang dài 8m, chiều cao 4m. Anh chàng phải tác nghiệp trên dàn giáo liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.
‘Khách hàng yêu cầu xong sớm nên mình phải tranh thủ làm đến 1h sáng. Dàn giáo vẫn chưa đủ cao nên phải chêm thêm một vài miếng lót phía dưới, ghế ghập ghềnh nên việc vẽ của mình gặp không ít khó khăn. Làm xong trong 2 ngày thì khách nhờ chỉnh sửa nhiều chi tiết nhỏ. Tác phẩm đó mình mất 5 ngày để hoàn thiện’ – Tài Văn nhớ lại.
Một lần khác, anh chàng nhận vẽ trang trí trên bề mặt tường phẳng, công việc không có gì khó khăn nhưng phải làm việc trong không gian nóng nực, không có máy lạnh. Lần đó, Tài Văn phải xách theo… máy quạt.
Với những tác phẩm trên bề mặt tường sần sùi, gồ ghề, Tài Văn thường phải tỉ mỉ trong từng nét cọ. Có bức phải vẽ liên tục trong 2 ngày, gác hẳn công việc tại tiệm tóc để hoàn thành đúng tiến độ.
Mỗi lần về đến nhà, Tài Văn đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi, rã rời. ‘Phần cánh tay như bị tê liệt, đau nhức khó cử động, toàn thân như có hàng ngàn tảng đá đè lên. Nhưng nghĩ đến những lời khen của khách, ánh mắt hài lòng của họ thì mình nhanh chóng quên đi mọi nỗi đau thể xác. Ngủ một giấc để mai tiếp tục công việc’ – anh chàng chia sẻ.
Chưa được đào tạo bài bản nên thời gian tới, Tài Văn quyết định tạm ngưng nghề tóc để trau dồi thêm kiến thức cho đam mê cũng như công việc vẽ trang trí của mình.